top of page
  • Máy Công Cụ ATC

Cẩm nang CNC hữu ích: Hướng dẫn sử dụng công nghệ CNC cho người mới bắt đầu.

Công nghệ CNC là gì? - Bí ẩn về công nghệ gia công tiên tiến nhất hiện nay sẽ được giải mã trong bài viết này. Hãy khám phá thế giới CNC và tìm hiểu về phân loại, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và ứng dụng của nó.

Công nghệ CNC là gì?

Công nghệ CNC là việc ứng dụng hệ thống máy tính và các phần mềm máy tính để điều khiển máy móc cơ khí. Điều này giúp tăng độ chính xác cũng như rút ngắn thời gian để hoàn thành công việc.

Công nghệ cắt CNC là sử dụng các phần mềm máy tính để điều khiển hoạt động của máy cắt cơ khí để gia công, tạo hình các chi tiết hay bộ phận máy móc móc thiết bị.

Hiện nay, công nghệ CNC được ứng dụng vào các loại máy móc tạo hình sản phẩm như máy phay, máy tiện, máy mài, máy cắt,… và gọi chung là máy CNC.

Nhờ sự điều khiển của các chương trình máy tính, máy CNC có thể thực hiện các công việc phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao mà các loại máy móc truyền thống chưa thể đáp ứng được.

Các loại máy sử dụng công nghệ CNC 

Ở phần trên chúng tôi đã lý giải cho các bạn biết công nghệ CNC là gì? Tiếp đến sẽ là phân loại máy sử dụng công nghệ CNC. Với sự phát triển nhanh như “vũ bão” của khoa học công nghệ, hàng loạt máy móc ứng dụng công nghệ CNC ra đời hỗ trợ các công đoạn chế tạo cơ khí. Những loại máy CNC phổ biến có thể kể đến như:

  • Máy tiện CNC

  • Máy phay CNC

  • Máy mài CNC

  • Máy khoan CNC

  • Máy cắt CNC

Ngoài ra, còn có một số loại máy ứng dụng công nghệ CNC như máy in 2D, máy in 3D, máy doa, máy bào rãnh, máy đột dập,… hỗ trợ con người thực hiện các công việc gia công cơ khí.

Nguyên lý hoạt động của máy cắt CNC

Máy cắt CNC hoạt động nhờ vào sự điều khiển của chương trình máy tính được cài đặt sẵn. Khi máy cắt hoạt động, chương trình này xử lý dữ liệu và điều khiển các bộ phận dao cắt di chuyển đến các vị trí khác nhau và thực hiện công việc cắt gọt phôi cơ khí.

Nguyên lý hoạt động chung của máy cắt CNC như sau:

  • Mũi dao được gắn vào trục chính của máy (mỗi máy có thể có 1 hoặc nhiều trục chính), dưới sự điều khiển của máy tính trục này sẽ di chuyển mang dao cắt đến các vị trí khác nhau.

  • Vật cần cắt hay còn gọi là phôi được đặt và giữ cố định trên giá đỡ. Có thể cố định giá đỡ hoặc quay quanh trục để hướng lưỡi cắt đến các vị trí khác nhau.

Xem thêm nội dung về Gia công phay CNC tại đây.

Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ CNC

Ưu điểm của công nghệ CNC là gì?

Sở dĩ công nghệ CNC được ứng dụng rộng rãi là vì nó có nhiều ưu điểm nội trội sau đây:

  • Độ chính xác cao: Máy CNC giúp con người thực hiện các thao tác phức tạp như cắt, gọt, mài,… với độ chính xác cao gần như 100%.

  • Tốc độ cao: Việc gia công các vật liệu cứng hay dễ vỡ khá khó khăn, nhưng với máy CNC sẽ giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả.

  • Tính linh hoạt cao: Chỉ cần cài đặt chương trình điều khiển là máy CNC có thể hoạt động đúng quy trình. Nếu muốn thay đổi thao tác thì người dùng chỉ cần thay đổi chương trình cài đặt.

Nhược điểm của công nghệ CNC là gì? 

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội kể trên, máy CNC cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định như:

  • Giá máy CNC cao, đòi hỏi chi phí đầu vào lớn nên khó áp dụng cho các xưởng sản xuất quy mô nhỏ.

  • Chi phí sửa chữa máy CNC cao nên cũng gây khó khăn với các doanh nghiệp nhỏ.

  • Vì máy CNC hoạt động theo chương trình máy tính, thao tác phức tạp nên đòi hỏi người điều khiển phải có trình độ chuyên môn và được đào tạo bài bản.

Comments


ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Cảm ơn đã gửi!

1-22.jpg
nang-cap-he-dieu-hanh (1).jpg

POST ARCHIVE

bottom of page